Thẩm mỹ viện Uy Tín | Web Chăm sóc Gia Đình

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
sharethis
In Chủ đề trước Tiếp theo
Mở cột thông tin

Không biết các nguyên tắc này khi ăn mía, bà bầu dễ bị tiểu đ...

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để được xem nhiều hơn nhé

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký

x
Bà bầu có thể ăn mía không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, người bình thường khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên với bất cứ loại thực phẩm nào. Do đó, với thể chất đặc biệt như bà bầu, mía cũng chỉ nên được dùng ở mức độ ít mà thôi.
Xét về mặt dinh dưỡng, các nghiên cứu y học cũng đã chứng minh trong cây mía ngoài thành phần nước và đường phong phú, nó còn chứa các loại vitamin, lipit, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt v.v… cực kỳ hữu ích cho sự trao đổi chất của cơ thể con người. Ngoài vị ngọt và hương thơm thanh mát giúp ngon miệng, mía thực sự còn là món ăn tương đối an toàn cung cấp nhiệt lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Bà bầu có thể ăn mía không
Tuy vậy, cũng vì trong mía có chứa một lượng lớn thành phần đường, cho nên nếu ăn nhiều thì đường huyết sẽ tăng cao, đặc biệt với bà bầu thì càng phải thận trọng hơn, nếu quá lạm dụng và không có cách ăn uống khoa học sẽ rất dễ rơi vào chứng tiểu đường trong thai kỳ.
Ngoài ra, mía có tính hàn lạnh, nếu thai phụ vốn có bệnh đau bụng do nhiễm lạnh hoặc tỳ vị hư hàn thì chỉ nên thưởng thức một lượng mía hạn chế, hoặc tốt nhất là không ăn.
Một vấn đề khác cần lưu ý đó là khi ăn mía, đường huyết trong cơ thể bà bầu nếu vượt quá giới hạn bình thường sẽ thúc đẩy tụ cầu khuẩn trên da sinh sôi, dễ dẫn đến tình trạng da nổi những mụn nhọt nhỏ. Nếu khuẩn bệnh xâm nhập vào sâu bên trong da còn có thể gây ra chứng máu nhiễm khuẩn, đe dọa môi trường sống của thai nhi.
(Ảnh : blog tam su )
Bà bầu ăn mía nên thận trọng vấn đề “bị nhiệt”
Rất nhiều người khi ăn mía thường xuyên, nhất là cơ thể nhạy cảm của bà bầu, sẽ có khả năng nổi mụn nước hoặc kèm theo dịch mủ ở miệng. Đa số chúng ta đều cho rằng đây là hậu quả ăn mía khiến cơ thể “bị nhiệt”, dân gian thường gọi là “nóng trong người”. Kỳ thực, nguyên nhân chính xác khiến miệng nổi mụn nước (mụn mủ) bao gồm:
Một là, thành phần chủ yếu trong mía là chất xơ tương đối đặc biệt thô, trong khi đó các tổ chức ở lưỡi lại khá mềm. Khi ăn, xơ mía sinh ra ma sát với lưỡi gây nên dễ gây tổn thương.
Hai là, hàm lượng đường trong nước mía rất phong phú, dễ bị một loại enzyme tiết ra trong nước bọt chuyển hóa thành Maltose (đường mạch nha), phản ứng này khiến cho lưỡi nổi mụn nước hoặc kèm theo mủ.
Bà bầu ăn mía sao cho khoa học
Tuyệt đối không ăn mía đã đổi màu hoặc có hiện tượng bị hỏng
Cây mía đã bị đổi màu khác thường, hoặc có một đoạn bắt đầu bị hỏng, thối rữa dù do bất cứ nguyên nhân nào thì độc tính của nó đều rất cao. Lúc này cây mía có thể chứa độc tố thần kinh 3-Nitropropionic acid, nếu trúng độc có thể gây ra tổn thương cho hệ thống thần kinh.
Thông thường, sau khi ăn mía khoảng 2 – 8 giờ, nếu mẹ bầu có các hiện tượng như nôn, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, tứ chi tê cứng thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Do mía có thể để trong thời gian khá lâu nên nhiều người lạm dụng tích trữ mà không nghĩ đến tác dụng tiêu cực của nó đối với sức khỏe. Mía để lâu dù còn ăn được vẫn dễ bị biến chất, dễ thấy nhất là cây mía bắt đầu xuất hiện các đốm có màu trắng.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu chỉ nên ăn mía khi còn tươi, nếu có điều kiện thì trồng tại nhà để thưởng thức, nếu mua mía cây hoặc nước mía bên ngoài thì chỉ nên chọn nơi bán đáng tin cậy.
Tránh xa mía nếu mẹ bầu mắc các bệnh sau
Theo Đông y, mía có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với một số bệnh như đường huyết thấp, táo bón, trào ngược dạ dày, ho do nóng phổi, hen suyễn v.v… Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang mắc các bệnh như viêm loét dạ dày mãn tính, tiêu hóa không tốt hoặc tiểu đường thì nên tránh dùng mía.
Nước ép mía thích hợp cho bà bầu
Mía và sữa bò
Ép mía tươi lấy nước, cho thêm sữa bò vừa đủ, khuấy đều và có thể thưởng thức với đá lạnh. Sữa bò có thể làm giảm hàn tính của mía, có công hiệu đáng kể đối với bà bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ, giúp mẹ cải thiện các chứng khô miệng, táo bón, làm trắng và đẹp da.
Mía và gừng
Trộn đều hỗn hợp nước ép mía và gừng rồi đem nấu cách thủy, để nguội và thưởng thức. Thức uống này thích hợp cho bà bầu bị nôn ói do vị hư trong thai kỳ, ngoài ra còn giúp nhuận phổi, thanh nhiệt, làm ấm dạ dày.



Link chủ đề: VURL | URL Shortener, API and Shortening Apps
TXTV
" class="fs_ip"> Hiện thêm
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Hoạt động đang diễn ra

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm



Cho phép thành viên có cống hiến viết bài. Đăng bài vào chuyên mục thẩm mỹ viện. Nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của trung tâm. Yêu cầu đăng đúng chuyên mục, nội dung thiết thực. Bài ko hay bị xóa không cần báo trước

Lưu trữ|Mobile|Phòng tối|Thẩm mỹ viện Uy Tín - Làm đẹp | Thẩm mỹ viện | Chăm sóc da| Spa  Thẩm mỹ viện uy tín ở Hà Nội

GMT+7, 23-4-2024 14:28 , Processed in 1.410535 second(s), 22 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Comsenz Inc. Rip Nichi

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách